Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2008

GIỚI THIỆU TẬP BÀI GIẢNG LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI


Nguyễn Minh Tuấn

Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng quan trọng và rộng lớn nhất thuộc kiến trúc thượng tầng, hai hiện tượng này thường xuyên có sự vận động và biến đổi không ngừng. Lịch sử nhà nước và pháp luật nói chung và lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới nói riêng là môn học cung cấp cho người học một cách nhìn tổng quan về quá trình phát sinh, tồn tại, phát triển cũng như xu hướng vận động của hai hiện tượng này từ quá khứ đến hiện tại.
Môn học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới nhiều năm nay được giảng dạy tại Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội và nhiều cơ sở đào tạo luật học khác trong cả nước. Đây là một môn học khó nhưng cũng rất lí thú với hầu hết các sinh viên vì đây là bước mở đầu đối với tất cả các sinh viên, học viên khi tiếp cận với tri thức và bí ẩn muôn đời của nhân loại về nhà nước và pháp luật. Tập tài liệu này được biên soạn vì một mục đích giản dị: giúp học viên nắm được những vấn đề chung nhất và cơ bản nhất về môn học lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới một cách có hệ thống. Trên cơ sở kế thừa các giáo trình trước đây, Giáo trình lần này cũng đã cập nhật, bổ sung kịp thời nhiều vấn đề mới theo từng nội dung cụ thể, các vấn đề được trình bày trong giáo trình này được viết theo hướng gợi mở, ngắn gọn để trên cơ sở đó người học khi có cơ hội sẽ tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu mở rộng.
Nhằm đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên, giáo trình là tài liệu bổ ích cho tất cả những sinh viên luật học cũng như những ai quan tâm, muốn tìm hiểu một cách hệ thống những kiến thức cơ bản về lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới.
Lịch sử luôn là sự bí ẩn của muôn đời, tự thân nó đã chứa đựng rất nhiều điều chúng ta chưa biết hoặc biết nhưng chưa đầy đủ, nên mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn trong quá trình biên soạn cuốn sách này không tránh khỏi những sai sót và khiếm khuyết. Tác giả rất mong nhận được những đóng góp chân thành từ phía bạn đọc để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc!

Tác giả: Nguyễn Minh Tuấn
Nơi xuất bản: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Năm xuất bản: 2007
144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà nội
Tel. (04)754-7913, 0912.313.977
Fax: 754-7081
Email:
tuan_nm@vnu.edu.vn
Sinh viên và bạn đọc quan tâm có thể mua trực tiếp tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, các nhà sách hoặc tại Thư viện Khoa Luật, nhà G3, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà nội.

MỤC LỤC
Bài mở đầu:
KHÁI LUẬN VỀ KHOA HỌC VÀ MÔN HỌC
LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT THẾ GIỚI
A. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của môn học
I. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
II. Phương pháp nghiên cứu
III. Ý nghĩa của môn học
B. Tổ chức quyền lực trong xã hội nguyên thủy, sự xuất hiện nhà nước và pháp luật
I. Đặc trưng của quyền lực trong xã hội nguyên thủy
II. Sự hình thành nhà nước
III. Sự ra đời của pháp luật
Phần I.
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
CHIẾM HỮU NÔ LỆ
Chương I.
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI
I. Nhà nước Ai Cập cổ đại
II. Nhà nước và pháp luật Lưỡng Hà cổ đại
III. Nhà nước và pháp luật ấn Độ cổ đại
IV. Nhà nước và pháp luật Trung Quốc cổ đại
V. Nhận xét về nhà nước và pháp luật Phương Đông cổ đại
Chương II.
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
CHIẾM HỮU NÔ LỆ Ở PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI
I. Nhà nước và pháp luật Hy Lạp cổ đại
II. Nhà nước và pháp luật La Mã cổ đại
III. Nhận xét chung về nhà nước và pháp luật Phương Tây cổ đại
Tổng kết về nhà nước và pháp luật chiếm hữu nô lệ
Câu hỏi ôn tập phần I

Phần II. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHONG KIẾN
Chương III. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHONG KIẾN TÂY ÂU

I. Sự thiết lập nhà nước phong kiến ở Tây Âu
II. Trạng thái phong kiến phân quyền cát cứ
III. Chính quyền tự trị thành thị và cơ quan đại diện đẳng cấp
IV. Quá trình xác lập chính thể quân chủ chuyên chế, thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến
V. Pháp luật phong kiến Tây Âu
Chương IV. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT PHONG KIẾN TRUNG QUỐC
I. Sự hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Trung Quốc
II. Pháp luật phong kiến Trung Quốc
III. Tổng kết vè nhà nước và pháp luật phong kiến
Câu hỏi ôn tập phần II


Phần III.
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TƯ SẢN
A. Nhà nước và pháp luật tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
Chương V. NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ NGHỊ VIỆN ANH
I. Cách mạng tư sản Anh và sự ra đời nhà nước quân chủ nghị viện Anh
II. Hiến pháp bất thành văn và tổ chức nhà nước quân chủ nghị viện Anh
Chương VI. CỘNG HÒA TỔNG THỐNG HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ
I. Cuộc cách mạng tư sản và sự ra đời nhà nước tư sản Mỹ
II. Nhà nước và phá luật tư sản Mỹ sau chiến tranh giành độc lập
Chương VII. NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA PHÁP
I. Cách mạng tư sản và sự ra đời nhà nước tư sản Pháp
II. Nhà nước tư sản Pháp sau cách mạng
Chương VIII.
NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ NGHỊ VIỆN NHẬT BẢN
I. Vài nét về nhà nước Nhật Bản trước Cách mạng tư sản
II. Cách mạng tư sản và sự hình thành nhà nước tư sản Nhật Bản
Chương IX.
PHÁP LUẬT TƯ SẢN
THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH
I. Hai hệ thống chính của pháp luật tư sản
II. Những chế định cơ bản của pháp luật

B. NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
Chương X.
ĐẶC ĐIỂM VÀ NHỮNG THAY ĐỔI CƠ BẢN CỦA
NHÀ NƯỚC TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
I. Chủ nghĩa tư bản trong những năm đầu thế kỷ XX
II. Bản chất, đặc trưng cơ bản của nhà nứoc tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản hiện đại
Chương XI.
ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ NHỮNG THAY ĐỔI CƠ BẢN CỦA
PHÁP LUẬT TƯ SẢN THỜI KỲ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN HIỆN ĐẠI
Câu hỏi ôn tập phần III
Phần IV.
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Chương XII.
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CÔNG XÃ PARIS
I. Nguyên nhân bùng nổ Cách mạng vô sản và sự thành lập Công xã Paris
II. Pháp luật của Công xã Paris
III. Nguyên nhân thất bại và bài học lịch sử của Công xã Paris
Chương XIII.
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA LIÊN XÔ (1917 – 1991)
I. Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng 10 và sự thành lập nhà nước Xô Viết
II. Nhà nước Xô Viết Nga
III. Nhà nước và pháp luật Liên bang xã hội chủ nghĩa Xô Viết
Chương XIV.
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CÁC NƯỚC
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN VÀ CỘNG HÒA CU BA
TỪ KHI THÀNH LẬP ĐẾN NAY
I. Nhà nước XHCN ở Đông Âu
II. Các nhà nước XHCN ở Châu á
III. Đặc trưng cơ bản của hệ thống pháp luật dân chủ nhân dân
Câu hỏi ôn tập phần IV

Phụ lục. Tổng quan về một số cách phân chia niên đại lịch sử thế giới
Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc!