Hiển thị các bài đăng có nhãn Lý luận nhà nước và pháp luật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lý luận nhà nước và pháp luật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

QUYỀN BIỂU TÌNH Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH NÀY TRONG DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
Văn phòng Quốc hội, 
Số 12 (224)/ Tháng 6/2013, tr. 56-64



Biểu tình là quyền tự do của công dân. Cách ứng xử với quyền biểu tình của công dân từ phía công quyền phản ánh mức độ tôn trọng nhân dân, tôn trọng Hiến pháp. [1] Mặc dù biểu tình là một quyền hiến định, nhưng ở Việt Nam, nhiều người còn tránh dùng từ này, thậm chí còn coi đây là một chủ đề “nhạy cảm”, không nên bàn. Biểu tình có thực sự “đáng sợ” thế không? Ở các nước văn minh hiện nay người ta quan niệm và có những cách thức nào để đưa hoạt động này vào trật tự, nề nếp? Trên cơ sở có tham khảo kinh nghiệm lập hiến, lập pháp ở CHLB Đức, bài viết đưa ra các đề xuất hoàn thiện chế định này ở Việt Nam.

Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

CHUYỆN BẢO VỆ NHÂN PHẨM Ở ĐỨC


Đức, nhân phẩm, luậtTS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tuần Việt Nam, đăng ngày 27/6/2013, truy cập đường link gốc tại đây

Từ những đau thương và những trải nghiệm từ lịch sử, người Đức đã nhận thức được sâu sắc lý do vì sao cần phải bảo vệ nhân phẩm.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, xây dựng lại  đất nước từ trong hoang tàn, đổ nát, có lẽ  nhân dân Đức là những người thấu hiểu hơn ai hết sự bạo tàn của chiến tranh, sự phi nhân tính của chủ nghĩa phát xít, cũng như hệ quả đau thương mà nó gây ra. Họ cũng là những người thấu hiểu việc bảo vệ phẩm giá của con người quan trọng và cần thiết như thế nào.

Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013

NÉT ĐỘC ĐÁO VÀ TÍNH THỜI ĐẠI TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ CỦA LORENZ VON STEIN


Lorenz von Stein (1815–1890)
Nguyễn Minh Tuấn

Bắt đầu từ việc tìm đọc các giáo trình “Lý luận về pháp luật” (Rechtstheorie) và triết học pháp luật (Rechtsphilosophie) ở Đức, tôi đã biết đến học giả Lorenz von Stein (1815–1890) và quan tâm, tìm đọc các tác phẩm của ông. Có thể nói rằng càng đọc, tôi càng thấy hứng thú với cách tiếp cận và cách giải quyết nhiều vấn đề chính trị - pháp lý của Lorenz von Stein.[1]
Cùng là học giả người Đức, cùng thời với Karl Marx (1818–1883), tuy nhiên Lorenz von Stein lại có những quan điểm và cách tiếp cận khác, thậm chí trái ngược với Karl Marx. Những tư tưởng được thể hiện ở trong nhiều tác phẩm của ông, đặc biệt là tư tưởng về nhà nước và pháp luật[2], được nhiều học giả ở Đức hiện nay đánh giá rất cao, được xem là những tư tưởng phản ánh chân thực hiện thực xã hội, có tầm nhìn và mang tính thời đại.[3]

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

QUYỀN BIỂU TÌNH: NÊN QUI ĐỊNH THẾ NÀO?

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng, 
đăng ngày 14/3/2013, 
truy cập đường link tại đây (Dưới đây là bản gốc gửi Tia sáng)
Hiến pháp là nền tảng tạo nên sự an toàn pháp lý cho cả một hệ thống pháp luật. An toàn pháp lý trong Hiến pháp chỉ tồn tại khi người dân thấy được mình ở trong đó, thấy mình được bảo vệ thông qua sự minh bạch, rạch ròi, và có thể tiên liệu trước ở ngay chính trong từng Điều luật. Biểu tình là môt quyền căn bản trong số rất nhiều những quyền khác cần thiết phải có một sự an toàn pháp lý như thế.

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

PHÂN ĐỊNH RANH GIỚI GIỮA LUẬT CÔNG VÀ LUẬT TƯ Ở ĐỨC: LỊCH SỬ, TRANH LUẬN VÀ GỢI MỞ

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng, 
đăng ngày 31/12/2012, truy cập đường link gốc tại đây
Việc phân chia hệ thống pháp luật thành luật công và luật tư đã trở thành một truyền thống pháp luật ở Đức cũng như những nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa. Vấn đề tưởng như đã rõ ràng, đã trở thành kinh điển, nhưng hóa ra vẫn còn đó nhiều vấn đề bỏ ngỏ cần lời giải đáp như: Tư tưởng, học thuyết về phân chia hệ thống pháp luật thành luật công và luật tư có từ bao giờ, được kế thừa, phát triển ra sao ở Đức? Những lĩnh vực pháp luật cụ thể nào thuộc luật công, luật tư? và quan niệm của các nhà luật học Đức hiện nay về vấn đề này như thế nào, những vấn đề lý luận nào cần tiếp tục được giải đáp? Bài viết dưới đây sẽ góp phần làm sáng tỏ những câu hỏi trên từ góc nhìn lịch sử pháp luật và thực tiễn lý luận ở CHLB Đức.

Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

SO SÁNH TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC THEO PHÁP LUẬT ĐỨC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tham luận tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ IV, chủ đề: "Việt Nam trên đường hội nhập và phát triển bền vững", do Viện Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp với Đại học Quốc gia Hà nội tổ chức ngày 26-28/11/2012 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà nội.
I. Đặt vấn đề
Pháp luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước (dưới đây viết tắt là TNBTCNN) là một phần của trật tự pháp quyền. Nhà nước pháp quyền là một phương thức tổ chức nhà nước hiện đại, có mục đích là kiểm soát quyền lực nhà nước dựa trên cơ sở pháp luật và sự công bằng, nhằm bảo vệ quyền con người và quyền công dân.[1] Hay nói cách khác, trong nhà nước pháp quyền, nhà nước không phải là vị vua đứng trên hay đứng ngoài pháp luật mà là trong luật (im Recht) và phải hành động đồng thời chịu trách nhiệm giống như mọi công dân.[2] Nhà nước pháp quyền ngày nay là một trong những điều kiện thiết yếu để phát huy dân chủ, tự do và đảm bảo cho sự phát triển kinh tế và xã hội bền vững.[3]

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

ÁN LỆ TRONG TƯƠNG LAI PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Nguyễn Minh Tuấn
Luật thành văn dù có chặt chẽ, rõ ràng, ổn định, song cũng ẩn chứa những hạn chế cố hữu là cứng nhắc, giáo điều và nhiều khi đi sau thực tiễn cuộc sống. Án lệ chính là một dạng nguồn quan trọng của pháp luật[1], bổ khuyết cho những nhược điểm đó.  
Không phải đến bây giờ vấn đề án lệ mới được đặt ra ở Việt Nam, mà thực tế trong lịch sử pháp luật Việt Nam, từ thế kỷ thứ 15, Bộ luật Hồng Đức đã có nhiều điều khoản mang dấu ấn, hay là sự tổng kết t “án lệ”. Chẳng hạn như Điều 396 qui định: “Ông tổ là Phạm Giáp sinh con giai trưởng là Phạm Ất, thứ là Phạm Bính. Ông tổ Phạm Giáp có ruộng đất hương hỏa 2 mẫu đã giao cho con trưởng là Phạm Ất giữ. Phạm Ất đã đem 2 mẫu ấy nhập vào với ruộng đất của mình mà chia cho các con, chỉ còn 5 sào để cho con trai của Phạm ất giữ làm hương hỏa. Con trai của Phạm Ất lại sinh toàn con gái mà con thứ là Phạm Bình có con trai lại có cháu trai, thì số 5 sào hương hỏa hiện tại phải giao lại cho con trai, cháu trai Phạm Bình. Nhưng không được đòi lại cho đủ 2 mẫu hương hỏa của tổ trước mà sinh cạnh tranh.”

CÁC CON ĐƯỜNG HÌNH THÀNH ÁN LỆ Ở ĐỨC

Ảnh: Pháp luật TPHCM

 Nguyễn Minh Tuấn
Nhiều người hiện nay thường mắc sai lầm khi nói rằng ở Đức nói riêng và ở các nước thuộc dòng họ pháp luật Châu Âu lục địa (Continental law) nói chung "chỉ tồn tại luật thành văn, mà không tồn tại án lệ" và cho rằng đây là đặc trưng điển hình để phân biệt với dòng họ pháp luật thông luật (Common law). Cách hiểu này hoàn toàn không đúng.
Khi áp dụng cho các vụ việc cụ thể, thẩm phán Đức bắt buộc phải căn cứ trước tiên vào Luật cơ bản (Hiến pháp Đức) và các đạo luật của Nghị viện ("Bindung an das Gesetz" - Điều 20 Khoản 3 Luật cơ bản) và sau đó mới là các loại nguồn pháp luật khác. Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là ở Đức không có án lệ. Ở Đức vẫn tồn tại án lệ (Tiếng Đức: Richterrecht/Tiếng Anh: the precedent).

Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

TRƯỜNG PHÁI PHÁP LUẬT LỊCH SỬ Ở ĐỨC

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
Số 5 (289) 2012, đăng ngày 14/5/2012, tr. 39–47, đường link mục lục tạp chí tại đây.
 
Trường phái pháp luật lịch sử (die historische Rechtsschule) là trường phái pháp luật lớn, phát triển mạnh nhất ở Đức trong suốt thế kỷ XIX. Mở đầu cho sự ra đời của trường phái pháp luật lịch sử này là cuộc tranh luận khoa học giữa hai nhà luật học Thibaut (17721840) và Savigny (17791861) về vấn đề pháp điển hóa Bộ luật dân sự thống nhất của nước Đức. Những học giả của trường phái pháp luật lịch sử, mà người sáng lập là Savigny đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển khoa học pháp lý ở Đức, trong đó quan trọng nhất là việc xây dựng một phương pháp tiếp cận pháp luật mới, khảo cứu một cách toàn diện, có hệ thống Luật La Mã và thực tiễn áp dụng ở thời trung cổ để đưa ra những đóng góp tích cực vào quá trình pháp điển hóa Bộ luật dân sự của Đức năm 1900.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

ĐỒNG TIỀN VÀ ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI HỌC

Học viên lớn tiếng thách thức thầy giáo tại lớp học. Ảnh: Báo Giáo dục Việt nam

Nguyễn Minh Tuấn
Đọc bài viết “Học viên lớn tiếng thách thức thầy giáo ngay trên lớp học” đăng trên Báo Giáo dục Việt Nam ngày 20/4/2012 tôi thực sự bất ngờ, vì không hiểu tại sao học viên Lê Trần Công - một học viên đã lớn tuổi, học ở bậc học cao như vậy lại có thể nghĩ nông cạn và có cách ứng xử thiếu suy nghĩ như vậy. Không hiểu lý do gì mà học viên này tự cho mình cái quyền vô lễ với thầy giáo và lớn tiếng trước lớp rằng “Tôi đóng tiền, tôi học". Không biết có bao nhiêu người như học viên này vẫn lầm tưởng rằng đồng tiền là thước đo mọi chuẩn mực của xã hội, có tiền là có tất cả? 

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

BÀI GIẢNG CỦA GIÁO SƯ MICHAEL SANDEL VỀ CÔNG LÝ

GS Michael Sandel, Ảnh: NewStatesman
GS Michael J. Sandel (sinh 1953) là giáo sư ngành triết học chính trị tại Đại học Harvard. Bài giảng dưới đây của ông bàn về nhiều vấn đề như công lý, bình đẳng, dân chủ, đạo đức, pháp luật v.v... 
Đây là những vấn đề mà lâu nay vẫn thường được nhiều người hiểu là khô khan, phức tạp và trừu tượng. Tuy nhiên khi nghe GS Michael Sandel giảng người ta thấy điều ngược lại, vấn đề trở nên thú vị, sinh động và thiết thực đến không ngờ. Thông qua việc đưa ra các ví dụ, các câu hỏi mở, cùng lối dẫn dắt vấn đề đầy thuyết phục, ông đã đưa tất cả người học cùng tham gia vào một cuộc chơi khoa học - một cuộc chơi mà ai cũng muốn tham gia, khi tham gia ai cũng phải tư duy, phải suy nghĩ và mọi người đều cùng được hưởng lợi từ cuộc chơi ấy. 

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

KHI PHÁI ĐẸP KHÔNG CÒN LÀ CHÍNH HỌ


Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Báo NguoiViet.de
đăng ngày 10/3/2012,
truy cập đường link gốc tại đây
Phụ nữ là ai? Phụ nữ là người có nhiều thiệt thòi, nhưng...họ cũng là người có những ưu ái mà đàn ông không thể có, đó là họ xinh đẹp, họ là phái đẹp và có thiên chức làm vợ, làm mẹ. 

Nhiều ưu ái thế, nhưng nhiều người vẫn không ngừng đấu tranh cho cái gọi là bình đẳng nam nữ một cách thái quá. Liệu họ có biết rằng THẾ GIỚI NÀY KHÔNG CÓ VÀ SẼ KHÔNG BAO GIỜ CÓ SỰ BÌNH ĐẲNG NAM NỮ TUYỆT ĐỐI hay không?

Nam nữ sinh ra vốn đã là khác nhau và bất bình đẳng. Tự nhiên đã là như thế. Phụ nữ đấu tranh cho bình đẳng, vậy thì xin hãy cứ tiếp tục đấu tranh, hãy cứ làm những gì mình muốn, nhưng hãy cẩn thận, HỌ SẼ KHÔNG CÒN LÀ PHỤ NỮ NỮA, nếu như họ cứ muốn cái gì cũng phải như nam giới hoặc là hơn nam giới.

Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012

GÓP BÀN VỀ TỘI DANH GIẾT NGƯỜI VÀ VỤ VIỆC ĐOÀN VĂN VƯƠN

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Báo NguoiViet.de,
đăng ngày 7/3/2012,
truy cập đường link gốc tại đây

Liên quan đến tội giết người, TS. Nguyễn Sỹ Phương đã có loạt bài viết đăng trên Tia sáng phân tích các khía cạnh khác nhau của tội phạm này theo Luật hình sự Việt nam và Luật hình sự Đức. Tiếp tục góp bàn về chủ đề này, trong phần trình bày dưới đây tôi xin chia sẻ hai vấn đề: So sánh qui định về vấn đề tội phạm, tội giết người đã hoàn thành và tội giết người chưa đạt căn cứ theo Bộ luật hình sự (BLHS) Đức và Bộ luật hình sự Việt nam và đưa ra quan điểm riêng về việc có hay không hành vi phòng vệ chính đáng của Đoàn Văn Vươn theo pháp luật hình sự Việt Nam.
1. So sánh vấn đề tội phạm, tội giết người và phạm tội chưa đạt theo Bộ luật hình sự Đức và Bộ luật hình sự Việt nam
a. Vấn đề tội phạm
TS. Nguyễn Sỹ Phương trong bài viết “Bàn định tội danh giết người”[1] đã cho rằng: "Ở Đức, những tội hình sự liên quan tới tính mạng con người, nếu chia theo dấu hiệu hậu qủa tội phạm, có thể phân loại thành 2 nhóm tội danh, nhóm tội danh chấm dứt sự sống của nạn nhân, tức phải có dấu hiệu người chết, và nhóm tội danh không chấm dứt sự sống nạn nhân, không có dấu hiệu người chết. Nhóm tội danh có động cơ chấm dứt sự sống con người nhưng không có dấu hiệu chết người, gồm tội danh, như: – Tội mưu sát (khi chưa hành động). – Tìm cách giết người, hay còn gọi giết người bất thành (hành vi giống tội giết người, nhưng nạn nhân may mắn không chết)."

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

TIẾP CẬN PHÁP LUẬT TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA

Nguyễn Minh Tuấn*
Nguồn: Tạp chí Tia sáng, đăng ngày 8/12/2011, truy cập tại đây

Bên cạnh việc được nhìn nhận dưới góc độ là những định chế, pháp luật còn có xu hướng được nhìn nhận dưới góc độ văn hóa,  mục đích là nhằm vượt lên những bất đồng, khác biệt, để hợp tác xây dựng nên những qui tắc ứng xử mới – những qui tắc có khả năng đem lại lợi ích cho các bên tham gia và cho toàn xã hội.

Lâu nay pháp luật thường được nhìn nhận dưới góc độ là những định chế có tính chất “quan phương” từ phía nhà nước hay nói cách khác pháp luật được hiểu là tổng thể các qui tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, tồn tại một xu hướng tiếp cận pháp luật khác – xu hướng nhìn pháp dưới góc độ văn hóa1,  mục đích là nhằm vượt lên những bất đồng, khác biệt, để hợp tác xây dựng nên những qui tắc ứng xử mới –những qui tắc có khả năng đem lại lợi ích cho các bên tham gia và cho toàn xã hội.

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2009

KHI PHÁP LUẬT LÀ HIỆN THÂN CỦA CÔNG LÝ

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng,

Số tháng 11/2004, tr. 12-13
Nếu chỉ thuần túy coi văn bản quy phạm pháp luật mới là nguồn duy nhất của pháp luật và chính thức ở nước ta hiện nay, thì giữa pháp luật và cuộc sống sẽ mãi mãi là những khoảng cách vô hình và khoảng cách ấy sẽ càng xa mới tiến tới một xã hội dân bản, nếu như những quy phạm pháp luật không mang trong nó hơi thở từ cuộc sống, giá trị của niềm tin ở người dân vào luật pháp, vào cơ quan công quyền.

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2007

LUẬT PHÁP CẦN, RẤT CẦN NHƯNG CHƯA ĐỦ

 


Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Chuyên mục Thư Hà nội, 
Báo điện tử Vietnamnet,
Đăng ngày 2/11/2006

Sự cần thiết, tối cần thiết của luật pháp là điều hiển nhiên. Nhưng còn những yếu tố hỗ trợ khác nữa cũng không kém phần hữu hiệu trong việc điều chỉnh hành vi con người, cộng đồng và quản lý đất nước.
Quốc hội đang giành phần lớn thời gian để xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống luật pháp của Việt Nam. Đó là quá trình tất yếu của một đất nước đang tiến lên văn minh và hiện đại, đang vươn tới một trình độ cao hơn trong lịch sử phát triển của dân tộc. Nhưng sẽ là không đầy đủ, nếu quên đi sự hỗ trợ của những yếu tố khác. Những yếu tố này cũng không kém phần quan trọng.