Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2015

PROTECTION OF PEOPLE'S INTERESTS UNDER QUOC TRIEU KHAM TUNG DIEU LE

Nguyen Minh Tuan, LL.D,
Vietnam Law & Legal Forum, Vol. 21, 2015, pp. 51-53.

The appearance of "Quoc Trieu Kham Tung Dieu Le" - a procedural code - marks a legislative achievement in the Le dynasty (1428-1788) in particular and feudal Vietnam in general. Its content clearly demonstrates the spirit of serving the people, respecting and protecting their legitimate interests. This spirit can be clearly seen in almost all provisions of the Code, with all the procedural stages from filing of lawsuits, scene inspection, adjudication, to judgment enforcement designed to ward off the casual and unfair application of law by feudal rulers and to protect the people's legitimate interests in the procedural process. 

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

SÁCH CHUYÊN KHẢO: NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRIỀU HẬU LÊ VỚI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI

TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Mai Văn Thắng (Đồng chủ biên)
Tập thể tác giả: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế, TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Mai Văn Thắng, TS. Phạm Duyên Thảo, ThS NCS. Nguyễn Thị Hoài Phương, ThS NCS. Phan Thị Lan Phương, ThS NCS. Lê Thị Phương Nga


 Trong lịch sử Việt Nam nói chung và lịch sử Việt Nam thời trung đại nói riêng, triều Hậu Lê (1428 – 1789)[1] lâu nay vẫn được đánh giá là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất. Đây là giai đoạn lịch sử đã để lại nhiều dấu ấn, thành tựu quan trọng nhất về phương diện cải cách kinh tế, giáo dục và đặc biệt là về phương diện tổ chức bộ máy nhà nước, xây dựng, thực thi, bảo vệ pháp luật và bảo vệ quyền con người.

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

QUỐC TRIỀU KHÁM TỤNG ĐIỀU LỆ VỚI VIỆC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHÍNH ĐÁNG CỦA CON NGƯỜI

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 
Số 1 (281), Tháng 1/2015, tr. 25-30.
Một trong những điểm tiến bộ của pháp luật triều Lê (1428-1788) nói riêng và pháp luật Việt Nam thời trung đại nói chung là đã có "một bộ luật tố tụng riêng biệt" - Bộ Quốc triều khám tụng điều lệ. Nếu như ở Phương Đông thời trung đại nói chung thường có những Bộ tổng luật - tức những Bộ luật tổng hợp chứa đựng những quy định thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, thì sự tồn tại của Quốc triều khám tụng điều lệ với tính chất là Bộ luật riêng, độc lập về phương diện tố tụng cũng nói lên tính chất độc đáo, hiếm có của Bộ luật này. Nội dung của Bộ luật này thể hiện rõ nét tinh thần vì con người, tôn trọng và bảo vệ lợi ích chính đáng của con người. Tinh thần ấy được thể hiện thường trực ở hầu hết các quy định trong các thông lệ. Tất cả các giai đoạn từ nộp đơn kiện, đơn tố cáo, bước khám nghiệm hiện trường, xét xử, thi hành án, cho đến quy định về thời hiệu đều được thiết kế kèm theo những quy định nhằm ngăn chặn sự vi phạm từ phía quan lại, đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của con người. 

Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

CÁC HÌNH THỨC DÂN CHỦ VÀ VIỆC MỞ RỘNG DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
Số 6 (314)/ 2014, tr. 35-42, 62

Bài viết dưới đây góp phần thảo luận những tư duy căn bản về dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, những ưu điểm và  hạn chế của những hình thức này, đồng thời đánh giá thực trạng cũng như chỉ ra  phương hướng mở rộng dân chủ ở Việt Nam hiện nay.

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

VÌ SAO SINH VIÊN LUẬT CẦN HỌC LỊCH SỬ PHÁP LUẬT?


Lịch sử pháp luật là những gì đã xảy ra rồi nên kém hấp dẫn? Không. Lịch sử pháp luật không đứt đoạn với hiện tại. Quá khứ là một kho kinh nghiệm. Muốn tìm những lời giải cho những vấn đề pháp lý hiện tại đang diễn ra, nhất thiết phải tìm hiểu những bài học kinh nghiệm, cách xử lý, giá trị kế thừa từ trong quá khứ.

Học lịch sử pháp luật chỉ là học thuộc? Không. Cách giết chết lịch sử nhanh nhất là chép và học thuộc, không cần tư duy, suy nghĩ. Thực tế, học lịch sử không phải là sự khổ sai về trí nhớ, bạn không cần phải ghi nhớ vô số những chi tiết nhỏ, nhất là trong thời đại công nghệ ngày nay.

Học lịch sử pháp luật là học nhiều? Không. Bạn chỉ cần nắm chắc những sự kiện tiêu biểu, quan trọng, những sự kiện mà không biết hoặc biết không chính xác thì không thể hiểu được những vấn đề khác, hoặc làm hỏng những tri thức khác. Thà ít mà tốt, biến những kiến thức đó thành của mình, phát triển theo cách hiểu của mình, tốt hơn là nhiều nhưng của người khác, sau đó cũng quên nhanh.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

ĐI TÌM MỘT ĐỊNH NGHĨA DUY NHẤT VỀ NHÀ NƯỚC?

Nguyễn Minh Tuấn


Từ xưa đến nay, các vấn đề về nhà nước luôn là tâm điểm tranh luận của triết học, luật học, chính trị học trên thế giới, bởi lẽ nhà nước là một hiện tượng xã hội rất phức tạp, đa dạng, và đặc biệt luôn vận động và thay đổi theo thời gian. Tuy nhiên, nếu không có sự nhận thức toàn diện về nhà nước, thì khó có thể quản lý xã hội vì mục tiêu phát triển bền vững và vì con người. Do vậy, việc xem xét, đánh giá về các học thuyết, tư tưởng khác nhau về nhà nước, cả trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay là rất cần thiết. Bài viết dưới đây đưa ra các cách tiếp cận khác nhau về nhà nước, đồng thời góp bàn về xu hướng vận động của nhà nước trên thế giới hiện nay.

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ NGUỒN GỐC VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA NHÀ NƯỚC

TS. Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 8 (304) năm 2013, tr. 3–9.
 
Trong lịch sử nhân loại đã có rất nhiều những học thuyết khác nhau lý giải về nguồn gốc ra đời của nhà nước. Những học thuyết này rất đa dạng và khác biệt. Sở dĩ xuất hiện nhiều học thuyết như vậy trước tiên là do khả năng nhận thức của con người mỗi thời kì là khác nhau, ngoài ra quá trình hình thành nhà nước lại diễn ra rất phức tạp, đa dạng ở mỗi khu vực địa lí và mỗi một nhà nước. Bên cạnh đó, lý giải nguồn gốc nhà nước còn phản ánh ý thức hệ, trong nhiều trường hợp đã có thời cách lý giải đó chỉ nhằm phục vụ lợi ích của bộ phận những người thống trị.

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2012

CƠ SỞ CHO NIỀM TIN

Thời điểm sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thời khắc đặc biệt đáng nhớ trong lịch sử Việt nam.
Thời khắc này đáng nhớ ít nhất bởi hai lẽ: chưa lúc nào trong lịch sử, chúng ta lại nghèo khó đến như thế nhưng cũng chưa có lúc nào trong lịch sử, chúng ta lại có NIỀM TIN đối với chính quyền, với tương lai của đất nước lớn lao đến như thế. 

Hãy cùng nhớ lại, sau Cách mạng, quốc khố lúc đó gần như trống rỗng, cả kho bạc chỉ còn 1,2 triệu đồng, quá nửa trong số đó là tiền rách, nát, không tiêu được. Vậy mà chỉ trong Tuần lễ Vàng, trong một thời gian rất ngắn, nhân dân đã quyên góp được 20 triệu đồng và 370 kilôgam vàng. Đáng lưu ý là riêng gia đình doanh nhân Trịnh Văn Bô (1914 - 1988) đã ủng hộ cho Chính phủ Cách mạng lâm thời lúc đó là 5.147 lượng vàng, một số tiền gấp đôi ngân khố của cả nước bấy giờ. 

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

ĐỘC LẬP MÀ DÂN KHÔNG ĐƯỢC HƯỞNG HẠNH PHÚC, TỰ DO THÌ ĐỘC LẬP CŨNG KHÔNG CÓ NGHĨA LÝ GÌ


Nguyễn Minh Tuấn

Sáu mươi sáu năm đã trôi qua kể từ ngày đầu tiên của nền độc lập non trẻ. Giá trị của độc lập là vô giá, không gì có thể so sánh được. Nhưng có một câu hỏi khác, thành quả đích thực mà nền độc lập đem lại cho người dân là gì? Với câu hỏi ấy, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng trả lời rất thấu đáo và chính xác: "Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì". (1)
 
Tự do” không phải là giá trị bất biến, tự nó luôn thay đổi theo thời gian và theo bối cảnh xã hội. “Tự do” của sáu mươi sáu năm trước hẳn sẽ khác với những giá trị của tự do ngày hôm nay. Ngày nay, nhân dân chỉ có được tự do đích thực khi nào mà quyền lực của nhà nước bị giới hạn bởi một bản hiến pháp dân chủ được phúc quyết bởi toàn dân, trong đó xác định rõ những quyền cơ bản, cũng như xác định rõ việc người dân có quyền được lựa chọn, quyền thay đổi Quốc hội, Chính phủ thông qua cuộc bầu cử chân chính.(2) Chỉ khi quyền lực nhà nước bị giới hạn, khi ấy những quyền tự do của người dân mới có điều kiện để được bảo vệ và hiện thực hóa.

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

HÀNG NGÀN ĐIỂM KHÔNG THI ĐẠI HỌC MÔN SỬ: CHUYỆN BÌNH THƯỜNG?

 Nguyễn Minh Tuấn


Trước kết quả thê thảm của môn lịch sử trong kì thi đại học vừa qua, trả lời báo Tuổi trẻ ngày 30/7, người đứng đầu Bộ giáo dục đã cho rằng: "Theo tôi, trong một kỳ thi như kỳ thi đại học vừa qua, có hàng ngàn điểm 0 là bình thường. Đây là kỳ thi cấp quốc gia, là thi tuyển, với mục đích phân loại để làm rõ đâu là người giỏi, người khá, đâu là người yếu kém. Vì vậy, qua quá trình thi lộ ra những học sinh kém là bình thường."


Tôi thực sự không hiểu ngài Bộ trưởng nói "bình thường" là theo nghĩa nào. Đúng là kì thi nào cũng cần phải mang tính phân loại, tìm ra người giỏi, người khá, người yếu kém. Nhưng vấn đề là số lượng, là tỉ lệ bài thi yếu kém đó là bao nhiêu trong tổng thể những người dự thi? Nếu tỉ lệ bài thi yếu kém quá nhiều, hàng nghìn thí sinh không làm được một chút nào, sau khi đã có một thời gian dài ôn luyện, đó chắc chắn phải được xem là việc rất bất bình thường và phải nghiêm túc xem xét lại từ cách dạy, cách học và cách đánh giá. Đơn giản hơn là giáo viên, nếu môn học giáo viên đó dạy mà có quá nhiều điểm 0, điểm yếu kém, thì việc đầu tiên người giáo viên cần làm là phải tự xem lại mình, mà có biện pháp khắc phục, sửa chữa. Huống chi đây lại là người đứng đầu ngành giáo dục của cả một nước, kết quả thi thấp như thế, một thực trạng đáng báo động như thế, vậy mà ngài Bộ trưởng lại thản nhiên cho rằng đó là việc BÌNH THƯỜNG.

Thứ Sáu, 9 tháng 7, 2010

100% TIẾN SĨ VÀ SĨ DIỆN CỦA NGƯỜI LÀM TIẾN SĨ Ở MỸ KHÔNG BIẾT TIẾNG ANH

Nguyễn Minh Tuấn

Dư luận chưa hết phản cảm, bức xúc về việc Hà Nội đặt chỉ tiêu 100% cán bộ cấp thành ủy quản lý đến năm 2020 phải có bằng Tiến sĩ, thì gần đây lại phát hiện ra việc một cán bộ có tên là Nguyễn Ngọc Ân lấy được bằng Tiến sĩ ở Mỹ mà không cần biết tiếng Anh. Từ một cử nhân tốt nghiệp tại chức kinh tế- quốc dân đặt tại Phú Thọ, vị này đã bỏ ra số tiền 17.000 USD để có được bằng Tiến sĩ. Trong thời gian làm TS (từ tháng 2-2007 đến tháng 9-2009), ông sang trường ĐH này học chỉ có hai đợt, mỗi đợt một tuần để nghe giảng tiếng Anh (nhưng có người phiên dịch sang tiếng Việt). Khi bảo vệ luận án, cũng có người phiên dịch cho ông từ đầu đến cuối. Ông đã cho biết rằng Trường Đại học Nam Thái Bình Dương không đặt điều kiện những nghiên cứu sinh như ông phải biết tiếng Anh, không phải thi đầu vào, mà chỉ cần gửi đề cương sang để nhà trường chỉnh sửa.

Từ thực tế trên, có hai câu hỏi cần đặt ra để bàn luận: I) Khi giá trị của bằng cấp bị hiểu sai sẽ dẫn đến hệ quả, tác hại gì cho xã hội? và II) Tiến sĩ là ai và thực chất học Tiến sĩ để làm gì?

Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2009

LẬP HIẾN HƯỚNG ĐẾN PHÁP QUYỀN Ở VIỆT NAM

Nguyễn Minh Tuấn
Nguồn: Tạp chí Tia sáng, đăng ngày 4/8/2009,
truy cập đường link gốc tại đây

Bản Hiến pháp thành văn đầu tiên trong lịch sử nhân loại và cũng là bản Hiến pháp tồn tại lâu nhất cho đến nay trên thế giới đấy chính là bản Hiến pháp của Mỹ năm 1787. Xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng, nhiều vấn đề có thể hôm nay đúng, nhưng ngày mai chưa chắc vẫn còn đúng, vậy đâu là những giá trị trường tồn có khả năng thích ứng với đổi thay của xã hội trong bản Hiến pháp này?


Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2007

HIẾN PHÁP 1946 VÀ VẤN ĐỀ TỔ CHỨC QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC

Nguyễn Minh Tuấn

Bài viết dưới đây của tác giả phân tích những nét độc đáo trên phương diện tổ chức quyền lực nhà nước của bản Hiến pháp năm 1946.

1. Hiến pháp 1946 là hiến pháp không theo bất kì một nguyên mẫu theo cách tổ chức quyền lực nào đã có sẵn trong lịch sử

Hiến pháp 1946 ghi nhận thành quả của Cách mạng Việt Nam, thể hiện tinh thần đại đoàn kết rất sâu sắc: "Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt giống nòi, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo". 

Sau tổng tuyển cử ngày 6/1/1946, thành lập Nghị viện nhân dân, Nghị viện là nơi thể hiện rõ nét chủ quyền của nhân dân: "Nghị viện là cơ quan có quyền cao nhất". Đến đây, ta thấy nó gần giống hình thức Cộng hòa Đại nghị. Nhưng Điều 43 lại khẳng định: "Cơ quan hành chính cao nhất của toàn quốc là Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa", điều đó có nghĩa rằng cơ quan hành chính là một cơ quan độc lập. Chưa hết, Hiến pháp năm 1946 không qui định trách nhiệm của Chủ tịch nước trước Nghị viện, mà khẳng định: "Chủ tịch nước không phải chịu một trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc". Đến đây, ta lại thấy với thiết chế Chủ tịch nước vừa là người đứng đầu nhà nước đại diện về đối nội, đối ngoại; nhưng cũng là người đứng đầu Chính phủ, và không chịu bất kì trách nhiệm gì trừ tội phản quốc. Qui định này lại cho ta thấy đặc điểm này lại mang dáng dấp của hình thức Cộng hòa Tổng thống.

Điều đặc biệt là sau khi cách mạng Tháng mười Nga năm 1917 thành công, một bản Hiến pháp rất nổi tiếng có hiệu lực ở Liên xô thời điểm đó là Hiến pháp năm 1936, là một người chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhưng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng không lấy bản Hiến pháp này là khuôn mẫu khi xây dựng Hiến pháp 1946.

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2007

LÀNG XÃ XƯA VÀ NAY




ThS. Nguyễn Minh Tuấn
(Bài viết đã đăng trên Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, số 11 và số 12 năm 2004)



(I) Cơ sở hình thành và những hệ quả

của xã hội làng xã từ cổ truyền đến hiện tại
------


Nguồn gốc sâu xa của mọi sự khác biệt về văn hoá chính là do những khác biệt về điều kiện tự nhiên (địa lý - khí hậu) và xã hội (lịch sử - kinh tế) qui định (Xem thêm Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt nam, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, năm 2001, tr.36.).

Xét về vị trí địa lý và khí hậu, Việt Nam nằm ở phía Đông Nam Châu Á, diện tích 312.000 km2, có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đặc thù nắng nóng và mưa nhiều (lượng mưa hàng năm hàng khoảng 1000 mm), với hệ thống sông nước dày đặc, rất thuận lợi cho thực vật phát triển, đặc biệt là lúa nước (Xem Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2003, tr.12-13.).

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2007

NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA QUI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC


ThS. Nguyễn Minh Tuấn
Khoa Luật, ĐHQGHN
Nguồn: Nghiên cứu Lập pháp,
Số 33(118) Tháng 3/2008 , Hiến kế Lập pháp (tr.49 - 51)


(I)
Cách diễn đạt qui phạm pháp luật
trong Bộ luật Hồng Đức

1. Muốn xây nhà phải có gạch, từng viên gạch trong tòa nhà pháp luật chính là các qui phạm pháp luật. Một qui phạm pháp luật thường rất chặt chẽ vì xét về mặt logic nó gồm có 3 bộ phận là giả định, qui định và chế tài. Giả định trả lời câu hỏi chủ thể nào, thời gian nào, hoàn cảnh nào phải thực hiện pháp luật? Bộ phận qui định trả lời câu hỏi nếu đặt vào hoàn cảnh đã nêu ở phần giả định thì chủ thể đó sẽ phải xử sự như thế nào? và bộ phận chế tài trả lời câu hỏi trường hợp không xử sự đúng yêu cầu đó thì chủ thể sẽ phải gánh chịu những hậu quả bất lợi như thế nào?
Bộ luật Hồng Đức là bộ luật thành văn nổi tiếng và có giá trị bậc nhất trong cổ pháp Việt Nam. Bộ luật này gồm 722 Điều, được chia làm 13 Chương, đa phần các điều luật được xây dựng theo phương thức cả 3 bộ phận là giả định, quy định và chế tài đồng thời xuất hiện trực tiếp, thậm chí ngay trong cùng một Điều luật.

Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2007

SỰ KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN CỦA NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ VIỆT NAM


Nguyễn Minh Tuấn 

Đây là câu hỏi do có nhiều bạn sinh viên năm thứ nhất (K52) nêu lên, dưới đây là một vài gợi ý trả lời:
Cách 1. Khẳng định chủ quyền quốc gia bằng tự quyết định và kiên quyết bảo vệ biên giới lãnh thổ:
VD1: Thời Tiền Lê, Lê Hoàn đã tổ chức một lực lượng quân đội mạnh ở sát vùng biên giới. [Xem Nguyễn Hồng Dương, Phan Đại Doãn, Sơ thảo lịch sử bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. NXB Công an nhân dân, Hà nội, 1990, tr.39]
VD2: Thời Lý Nhân Tông, nhà vua gửi một tờ biểu cho vua Tống đòi lại những vùng đất mà quân Tống đã chiếm trước đây, có đoạn viết: "Mặc dù đất ấy chỉ nhỏ như hòn đạn, những vẫn khiến lòng tôi đau xót luôn nghĩ đến cả trong giấc mộng". [Xem Nguyễn Hồng Dương, Phan Đại Doãn, Sdd, tr.126]
VD3: Lê Thánh Tông sau này đã có câu nói rất nổi tiếng: "Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào tự tiện vứt bỏ đi được. Kẻ nào dám đem một thước núi, một tấc đất của Thái Tổ để lại làm mồi cho giặc thì kẻ đó phải bị trừng trị" [Xem: Quốc sử quán triều Nguyễn, Việt sử thông giám cương mục. Bản dịch của Ban nghiên cứu Văn sử địa, tập XI, Nxb, Văn sử địa, Hà nội, 1959, tr.68].
Nhà Lê còn cho dựng cột mốc ở các vùng biên giới và lập bản đồ nước Đại Việt. Lê Thánh Tông đã hạ lệnh cho 12 quan thừa tuyên thân hành đi khám xét núi sông, nơi hiểm trở, vẽ rõ ràng thành bản đồ có ghi chú nộp cho Bộ Hộ để sáng tác bản đồ địa dư. Cuối năm 1469, bản đồ 12 Đạo thừa tuyên được hoàn thành.
VD4: Cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi là một tác phẩm rất nổi tiếng, là tác phẩm địa lý - lịch sử đầu tiên của cả nước, tác phẩm thành công do ông đã bỏ rất nhiều công sức đi nhiều nơi và ghi chép công phu diện mạo, địa hình, sông núi, tên làng, phong tục tập quán.
VD5: Nhà Nguyễn đã tiến hành khẳng định chủ quyền trên các vùng biển như Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa... Vua Gia Long đã cho thành lập "Đội Hoàng Sa" để khai thác quần đảo bãi cát vàng và nhiều lần cử quan lại ra Hoàng Sa đo đạc, vẽ bản đồ.
VD6: Vùng đất phía Nam mà chúng ta có được là bằng nhiều hình thức khác nhau như: thông qua quan hệ hôn nhân (Trần Nhân Tông đã gả Huyền Trân Công Chúa cho Chế Mân (Vua Chiêm), nhận 2 Châu Ô, Châu Lý - vật dẫn cưới); qua tổ chức di dân khẩn hoang (Thời Lê, Nguyễn) và có cả hình thức chinh phạt bằng quân sự (Thời Lê Thánh Tông về cơ bản giải quyết Chăm pa bằng con đường này);

Thứ Tư, 14 tháng 11, 2007

DÂN CHỦ TRONG CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN VIỆT NAM

Nguyễn Minh Tuấn
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà nội
Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Số 10 (45), 2004, tr.62 - 67

Có nhiều quan điểm hiện nay hoài nghi hoặc phủ nhận về sự xuất hiện và tồn tại một truyền thống dân chủ trong điều kiện của một chế độ quân chủ chuyên chế trong lịch sử phong kiến ở Việt Nam. Trong khi đó lại có nhiều quan điểm khẳng định rằng nước ta từ xưa đã có một truyền thống dân chủ, đó là một trong những truyền thống ưu việt của nhân dân được tạo nên trong quá trình dựng nước và giữ nước, và là một cơ sở thuận lợi để xây dựng chế độ làm chủ tập thể, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa hiện nay. Vậy trong truyền thống lịch sử ở nước ta đã thực sự có dân chủ chưa? Trong bài viết này, chúng tôi xin được luận bàn về những biểu hiện và rút ra những đặc tính chung nhất từ tư tưởng đến hiện thực của chế độ dân chủ trong lịch sử, trên cơ sở đó, có thể rút ra những bài học trong việc xây dựng nền dân chủ ở nước ta hiện nay.

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2007

TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC VÀ CÁC BỘ LUẬT CỦA TRUNG HOA?


Nguyễn Minh Tuấn 

Trong cuốn sách Law and Society in Seventeenth and Eighteenth Century (Luật và xã hội Việt Nam thế kỷ thứ 17 và 18) của tác giả Insun Yu, xuất bản tại Seoul, Hàn Quốc, năm 1990 đã chỉ ra rằng: "Trong số 722 điều khoản của Bộ luật Hồng Đức (BLHD), có 261 điều vay mượn hoàn toàn hoặc một phần từ Luật nhà Đường, 53 điều từ Luật nhà Minh và 1 điều từ luật khác. Còn lại 407 điều là có riêng trong Bộ luật nhà Lê." [tr.72]

Điểm tương đồng

 
Có nhiều điểm tương đồng nhưng điểm tương đồng rõ nét nhất là BLHĐ và các Bộ luật Trung Quốc đều được xây dựng trên nền tảng Nho giáo, nên BLHĐ và Luật của Trung Hoa đều coi trọng chữ TRUNG và HIẾU. (Trong đạo Tam cương, ba mối quan hệ quan trọng thời bấy giờ đều có những chuẩn mực nhất định: Quân nhân - Thần trung; Phu từ - Tử hiếu; Phu nghĩa - Phụ kính).

Ví dụ 1: Đều nêu lên qui định thập ác trong đó có tới 5 tội (Mưu phản, mưu đại nghịch, mưu chống đối, đại bất kính, bất nghĩa) liên quan đến quan hệ vua - tôi, đến sự ổn định của triều đình.
 

Ví dụ 2: Chương Vệ cấm gồm 47 điều, trong đó có 17 điều vay mượn từ các đạo luật Trung Hoa, nhằm bảo vệ tính mạng, thân thể, uy tín và quyền sở hữu tài sản của nhà vua.
 

Ví dụ 3: Điều 2 có tội bất hiếu gồm tố cáo, rủa mắng ông bà cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo, nuôi nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ, lấy chồng, vui chơi ăn mặc như thường, có tang ông bà cha mẹ mà giấu kín...

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2007

NHỮNG GIÁ TRỊ TÍCH CỰC CỦA NHO GIÁO TRONG BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC



Nguồn:Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà nội,  
Chuyên san Kinh tế - Luật, T.XX, No 4, 2004, trang 39-44

Quốc Triều Hình Luật thời Lê (hay còn được gọi là Bộ Luật Hồng Đức) là bộ luật được nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài đánh giá rất cao về nhiều phương diện trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Luật pháp thời này nghiêm đến mức "của rơi ngoài đường không ai nhặt, nhà nhà đêm ngủ mở cửa không phải lo trộm cướp". Đây là Bộ luật chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, là Bộ luật ra đời trong thời điểm Nho giáo có mức độ, điều kiện và phạm vi ảnh hưởng rộng rãi, sâu sắc nhất. Có thể khẳng định rằng Nho giáo cũng như nhiều hệ tư tưởng khác luôn chứa đựng những giá trị tích cực và hạn chế. Trong phạm vi bài viết này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng tích cực cơ bản của Nho giáo trong Bộ luật Hồng Đức.

CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN

Nguyễn Minh Tuấn

1. Thông qua các cuộc hôn nhân với các tù trưởng có thế lực bằng việc hoặc là gả con gái cho các tù trưởng, hoặc đôi khi nhà vua lấy con gái tù trưởng làm phi, nhằm tạo nên mối quan hệ mật thiết giữa họ với triều đình trung ương theo kiểu gia tộc nhằm quản lý những vùng lãnh thổ và cư dân vùng biên viễn.
Ví dụ:
- Lý Công Uẩn đã gả con gái cho tù trưởng động Giáp ở Lạng Châu (vùng Bắc Giang và phía Nam Lạng Sơn hiện nay);
- Năm 1029, Lý Công Uẩn gả công chúa Bình Dương cho Thiệu Thái
- Năm 1036, Lý Thái Tông gả công chúa Kim Thành cho Châu mục Châu Phong là Lê Tông Thuận (vùng Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn Tây hiện nay)
- Lý Thái Tông lấy con gái của Đào Đại Di vùng Châu Đăng (Hưng Hóa) làm phi, đồng thời gả công chúa Ngọc Kiều cho Châu mục châu Chân Đăng;
- Vua Trần Nhân Tông gả con gái là Huyền Trân Công Chúa cho vua Chiêm là Chế Mân. Chế Mân đem đất Châu Ô, Châu Lý làm vật dẫn cưới. Sau hai Châu đó đổi thành Châu Thuận và Châu Hóa, thường gọi là vùng đất Thuận Hóa.